Bài viết được cập nhật vào ngày 7 Thg 5, 2024 theo những dữ liệu mới nhất về mã UTM. Mã UTM là gì? Cách sử dụng mã UTM hiệu quả và khoa học trong phân tích traffic trên website là gì?
Hiểu về khái niệm và mục đích sử dụng mã UTM
Hãy tưởng tượng bạn có một cửa hàng và muốn thu hút khách hàng đến cửa hàng của mình. Bạn quyết định sẽ đặt biển quảng cáo ở một số nơi khác nhau như ga tàu, bến xe, cửa ra vào hội chợ v..v để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên chi phí đặt biển quảng cáo tương đối đắt đỏ. Do đó, sau một thời gian bạn phải nắm được vị trí đặt biển quảng cáo hiệu quả, tức là vị trí nào kích thích nhiều người đến cửa hàng nhất để dồn nguồn lực vào những nơi đó.
Điều này nghe có vẻ như bất khả thi. Tuy nhiên, nếu viễn cảnh này ở trên nền tảng số thì hoàn toàn có thể làm được nhờ sử dụng UTM Tracking Code.
Trên kênh số, cửa hàng của bạn chính là website của doanh nghiệp. Các biển quảng cáo bạn đặt ở ga tàu, bến xe, hội chợ chính là những nơi bạn quảng cáo trang web của mình. Đó có thể là quảng cáo PPC, bài đăng trên mạng xã hội, email marketing gửi cho khách hàng.
Để nắm được traffic đến từ những nguồn nào, bạn chỉ cần gắn thêm mã UTM vào đường link dẫn đến website tại mỗi kênh khác nhau. Mã UTM không chỉ giúp bạn biết được traffic đến từ đâu, mà còn cho biết định dạng nào mang lại hiệu quả, chiến dịch nào thu hút nhiều traffic nhất và rất nhiều những thông tin khác tùy theo nhu cầu theo dõi của marketer.
Vậy làm thế nào để tạo được mã UTM và nắm được những dữ liệu nêu trên? Cùng tìm hiểu thêm trong những nội dung phía dưới đây.
UTM là gì?
UTM (viết tắt cho Urchin Tracking Module), hay UTM tracking code là một đoạn mã đơn giản được gắn vào các đường dẫn URL, giúp theo dõi các nguồn, phương tiện trung gian, hoặc các chiến dịch của doanh nghiệp.
Khi đã có UTM theo đúng chuẩn, người dùng có thể dùng link đó trong gửi email, post bài viết trên Facebook, hoặc gắn link vào quảng cáo Google.
Khi gắn thêm UTM vào URL, mã UTM cho phép Google Analytics phân tích được nguồn truy cập, biết được traffic đã click vào link trang web đến từ nguồn nào. Cần chú ý rằng dữ liệu sau khi được cấu hình mã UTM sẽ được đổ về Google Analytics, nên yêu cầu bắt buộc là website sử dụng link UTM phải được tích hợp Google Analytics.
Một đường link gắn UTM có thể trả lời phần lớn câu hỏi quan trọng mà các digital marketer cần phải biết như:
- Where: Lượt traffic này đến từ đâu?
- How: Làm cách nào bạn có được lượt traffic này?
- Why: Tại sao lại có được lượt traffic này?
Ví dụ:
- URL đơn: https://mobio.io/what-is-mobio/ → GA có thể biết bao nhiêu người click vào link này
- URL có gắn mã UTM: https://mobio.io/utm-la-gi/?utm_medium=paid&utm_source=google&utm_content=sponsored_ad&utm_term=utm → GA có thể biết bao nhiêu người click vào link, những người đó đến từ campaign nào, kênh nào, email nào
Cấu trúc của UTM Tracking Code
Campaign Source
Source là nguồn truy cập vào Website (utm_source): utm_source được sử dụng để xác định traffic đến từ nguồn nào. Những nguồn phổ biến là:
- Mạng xã hội: Instagram, Facebook, Pinterest, YouTube, LinkedIn…
- Công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yahoo…
- Bài viết, quảng cáo trả phí
- Các nguồn website khác
Ví dụ: utm_source=facebook
Campaign Medium
Medium là phương thức truy cập (utm_medium), được dùng để xác định phương tiện truy cập như truy cập qua email, display, article, SMS, CPC, CPA, CPE…
Ví dụ: utm_medium=socialmedia
Campaign Name
Campaign là tên chiến dịch (utm_campaign), được dùng để phân tích từ khóa, xác định chiến lược hoặc hỗ trợ quảng cáo cho sản phẩm. Campaign là do marketer tự đặt (ví dụ như sale-20, summer2022) hoặc nếu bạn sử dụng Mobio thì hệ thống sẽ tự tạo mã Campaign cho bạn.
Ví dụ: utm_campaign=20_off
Campaign Term
Term là từ khóa (utm_term) được dùng để ghi lại các từ khóa cho quảng cáo đó, sử dụng cho quảng cáo trả phí (Xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền). Nếu bạn gắn thẻ chiến dịch từ khóa phải trả tiền theo cách thủ công, thì bạn cũng nên sử dụng utm_term để chỉ định từ khóa.
Ví dụ: utm_term=marketing_software
Campaign Content
Content (utm_content) được sử dụng để phân biệt loại nội dung quảng cáo, hoặc liên kết trỏ đến cùng một URL. Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để có thể biết phiên bản nào có hiệu quả hơn.
Ví dụ:
- utm_content=logolink
- utm_content=textlink
Cách tạo mã UTM để theo dõi chiến dịch Marketing
Tạo mã UTM trên Mobio Platform
Với người dùng Mobio, chúng tôi khuyến khích tạo mã UTM ngay trên nền tảng Mobio bởi 2 lí do sau:
(1) Mobio cung cấp đầy đủ tham số, các giá trị mặc định, gợi ý giúp người dùng dễ dàng trong việc tạo link UTM.
(2) Ngoài ra, người dùng còn có thể tùy biến, dễ dàng thêm các tham số khác theo yêu cầu, mục đích sử dụng của riêng mình.
Tạo mã UTM trên Mobio như sau:
Vào CMS → URL → Mẫu UTM: tại đây người dùng có thể thêm các mẫu UTM mà bạn muốn. Chú ý ở tại đây, bạn có thể cùng team lên kế hoạch và lập list UTM thống nhất.
Một cách khác là tạo UTM ngay khi đang lên kịch bản chiến dịch. Tại Journey Builder, khi bạn đang gắn link trong thông điệp và cần tracking link này với UTM, bạn chỉ cần trỏ vào link, bên phải sẽ hiện lên một popup để bạn cấu hình mã UTM. Cấu hình mã UTM ngay tại đây và các số liệu đo đạc sẽ đổ về GA4 để bạn theo dõi.
Chú ý, bạn có thể sử dụng Rút gọn URL ngay trong Mobio để rút gọn link UTM.
Tạo mã UTM Tracking bằng công cụ Campaign URL Builder
Để tạo mã UTM Tracking, bạn có thể tạo bằng cách truy cập vào website tạo mã UTM của Google. Với những thông số UTM như sau:
- Website URL: Điền URL mà bạn muốn đo lường như website, link bài post.
- Campaign Source: Điền tên nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm,… đang gửi traffic đến cho trang của bạn. Ví dụ: Google, Newsletter, Facebook,…
- Campaign Medium: Điền phương tiện quảng cáo. Ví dụ: CPC, email, banner,… Source xác định nguồn truy cập từ đâu thì Medium sẽ xác định cách thức truy cập từ kênh đó đến trang của bạn.
- Campaign Name: Điền tên chiến dịch, mã khuyến mãi, slogan cho sản phẩm. Ví dụ: spring_sale.
- Campaign Term: Nhằm xác định những từ khóa có trả phí giúp biết được từ khóa nào mang lại chuyển đổi cao hơn (thường được sử dụng trong kênh Google Search).
- Campaign Content: Được sử dụng để phân biệt nội dung hoặc các liên kết của một quảng cáo.
Lưu ý: khi điền thông số, bạn không được sử dụng dấu cách ( ) hoặc dấu gạch nối (-) khi đặt các thông số mà chỉ được sử dụng dấu gạch dưới (_) để phân biệt với URL của website. Đồng thời, các thông số của URL Tracking có sự phân biệt ký tự in hoa và in thường nên hãy chú ý để không bị nhầm lẫn.
Tạo mã UTM Tracking thủ công
Ngoài cách tạo mã bằng công cụ, bạn có thể tạo mã UTM bằng cách thủ công để dễ dàng tùy chỉnh chiến dịch với một số lưu ý sau:
- Tách riêng URL và thông số bằng dấu chấm hỏi (?).
- Thông số và giá trị được tách nhau bởi dấu bằng (=).
- Mỗi cặp thông số và giá trị khác nhau được tách nhau bởi dấu (&).
Ví dụ: https://www.mobio.io?utm_source=facebook&utm_medium=post&utm_campaign=test
Mẫu tạo UTM bằng Excel: xem tại đây 📝
Cách xem báo cáo UTM trên Google Analytics
Hiện nay phần lớn các website đều đã cập nhật GA4. Bạn có thể tìm UTM campaign ở 3 nơi Acquisition: Overview, User acquisition, and Traffic acquisition.
Báo cáo Acquisition overview
Nhấn vào Acquisition overview.
Bạn sẽ tìm thấy dữ liệu chiến dịch của mình trong Sessions → Session medium và Session campaign.
Báo cáo User acquisition
Nhấn vào User acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn First user campaign.
Báo cáo Traffic acquisition
Nhấn vào Traffic acquisition. Nhấp vào menu thả xuống phía trên cột báo cáo đầu tiên. Chọn Session campaign.
DebugView
Vào Reports → Realtime → View user snapshot. Tại đây sẽ hiện lên lượng traffic tương tác trong thời gian thực.
Nhấp vào sự kiện page_view trong dòng thời gian dọc khi nó xuất hiện.
Xem sự kiện page_view Các thông số ở bên phải dòng thời gian. Mở rộng các thông số chiến dịch, nội dung, phương tiện và nguồn để xem từng giá trị thông số UTM.
Cách sử dụng mã UTM hiệu quả
Mã UTM rất linh động, bạn có thể chèn bất kỳ thông tin gì bạn muốn. Tuy nhiên, bởi vì quá linh động, nên chúng ta sẽ gặp khó trong việc quản lý nếu không thống nhất cách sử dụng.
- Đảm bảo rằng link URL ngắn gọn, dễ đọc.
- Tạo 1 list các link UTM để mọi người trong team đều có thể xem được.
- Lưu trữ các mẫu UTM code trong CRM hoặc trong Operation CDP như Mobio.
- Thống nhất cách đặt tên thông số UTM: Sử dụng chữ in hoa hay chữ thường, dùng tiếng Anh hay tiếng Việt, viết chữ có dấu hay không có dấu.
- Chú ý: Để khoảng trắng hay thay bằng dấu “_”.
- Sử dụng tên dễ hiểu: UTM code mà bạn tạo ra phải dễ hiểu để bất cứ ai nhìn vào code cũng có thể hiểu được nó.
- Sử dụng trình rút gọn URL: UTM code phức tạp sẽ dẫn tới URL dài dòng, khó hiểu. Bạn nên dùng trình rút gọn URL như Bitly, Rebrandly, hoặc dùng tính năng Rút gọn URL của Mobio để tạo URL thân thiện, ngắn gọn.
Bắt đầu tạo mã UTM và theo dõi chiến dịch
Các kiến thức về mã UTM có thể hơi “khó nhằn” lúc đầu nhưng một khi đã hiểu bản chất thì việc tạo và tracking mã sẽ rất nhanh chóng. Hãy bắt đầu bằng việc lên một danh sách các thông số UTM thống nhất, sau đó lên danh sách các chiến dịch và link cần tracking. Sau đó tạo mã và bắt đầu đo đạc.
Với người dùng Mobio, mã UTM có thể dễ dàng tạo và rút gọn ngay trên nền tảng. Đọc HDSD chi tiết sau hoặc liên hệ Đội ngũ CS để được hướng dẫn chi tiết từng bước.