6 điều cần nhớ để có chiến dịch Email Marketing thu hút khách hàng

Customer Success Team

22 Thg 9, 2022
10 phút đọc

Email được coi là công cụ đứng đầu về khả năng chuyển đổi. Email Marketing là một cách tiếp thị trực tiếp giúp tiếp cận, quảng bá sản phẩm dịch vụ và mang về khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. So với các hình thức tiếp thị khác, tiếp thị qua email có ưu điểm nổi bật đó là tiết kiệm chi phí và đo lường được các số liệu một cách dễ dàng.

Email Marketing là một trong những cách thực hiện Inbound Marketing, chính vì vậy, để thành công với hình thức này, marketer cần một kế hoạch bài bản, lâu dài, nhất quán và không thể kì vọng nhận được kết quả “một sớm một chiều”. Đầu tư vào Email Marketing sẽ mang lại những lợi ích bền vững cho doanh nghiệp, không chỉ về mặt marketing – bán hàng mà còn giúp tương tác và kết nối với khách hàng hiệu quả, xây dựng lòng trung thành của khách hàng. 

Mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược nội dung riêng cho hệ thống email của mình. Tuy nhiên, có những đặc điểm chung về email marketing mà mọi chiến lược đều cần phải có. Bài viết này sẽ nêu lên 6 điều mà mọi chiến dịch email marketing hiệu quả không thể thiếu, từ cách thu thập email cho đến cách phác họa bản đồ hành trình khách hàng. 

Vị thế hiện tại của Email Marketing 

Email Marketing được biết đến như một loại hình marketing có “tuổi thọ” bền bỉ nhất trong lịch sử tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing). Ắt hẳn các chủ sở hữu email đã không còn xa lạ gì với những chiếc email quảng cáo muôn vàn sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn cùng lời kêu gọi click vào website để nhận khuyến mãi, mua sản phẩm… Những chiến dịch Email Marketing như vậy thường nhằm vào mục đích gợi nhắc tên thương hiệu, nâng cao độ tin cậy để từ đó biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. 

Song, trước sự bùng nổ diện rộng của mạng xã hội, những năm gần đây, Email Marketing dần phải nhường sân cho các hình thức marketing hiện đại và năng động hơn. Không ít doanh nghiệp có xu hướng bỏ qua Email để chọn lựa các kênh Social Media làm kênh chủ lực cho việc khai thác thông tin và giao tiếp với khách hàng. 

Phải chăng Email Marketing đã lỗi thời và phải chịu số phận bị đào thải trước tốc độ chuyển đổi số của thời đại? 

Thực tế, theo báo cáo của Email Marketing Industry Census năm 2020, Email Marketing có mức ROI (tỷ suất hoàn vốn) là 73%, cao nhất trong các hình thức Digital Marketing. Con số trên hoàn toàn đánh bại các “đối thủ đáng gờm” khác như SEO (organic search), quảng cáo PPC (Pay Per Click) và kể cả Social Media – vốn chỉ chạm mốc 44%. 

vị thế hiện tại của email marketing
Email Marketing vẫn chiếm thế “thượng phong” trong các phương thức Digital Marketing

Ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng từ Đại dịch COVID-19, thị trường các nền tảng Email Marketing không hề có dấu hiệu giảm nhiệt mà ngược lại còn được dự báo tăng trưởnng gấp đôi trong giai đoạn 2018 – 2020 (Theo Email Market 2021/ Redical Group, inc.) 

Tính tới thời điểm hiện tại, có khoảng 2.9 tỷ người, chiếm gần 92% người dùng Internet có tài khoản email. Con số này sẽ đạt mốc 3.4 tỷ người vào năm 2023. 

So với các hình thức khác, email có đặc điểm nổi bật là không hề tốn nhiều chi phí, dễ dàng thiết kế HTML và không bị giới hạn nội dung thông tin truyền tải. 

Nhưng hơn hết, các chỉ số đo lường mới chính là yếu tố duy nhất quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ của hình thức tiếp thị này

Như vậy có thể thấy, không phải tự nhiên mà có tới 87% doanh nghiệp B2B và 79% nhà tiếp thị B2C (theo khảo sát của GetResponse) ưa thích sử dụng email làm kênh đẩy chính của họ. 

Các số liệu trên đã phần nào cho ta thấy được Email Marketing nổi bật như một trong những kênh phễu bán hàng hiệu quả nhất vì nó có thể nuôi dưỡng và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số bán hàng tốt hơn các phương pháp khác.

Những doanh nghiệp nào nên sử dụng email?

Thực tế, email có thể sử dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng một chiến lược Email Marketing thành công và mang lại hiệu quả tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp. Email là một kênh phù hợp để làm thương hiệu, do đó, các doanh nghiệp sử dụng email làm kênh tiếp cận khách hàng thường là các doanh nghiệp lớn, chú trọng vào branding và muốn đầu tư lâu dài. 

6 điều cần nhớ để xây dựng chiến dịch Email Marketing hiệu quả

1. Thu thập email một cách khôn khéo

Nhiều marketer nắm rất rõ về cách phân phối email, cách lên kế hoạch nội dung thu hút người dùng, cách đo đạc để cải thiện chiến dịch email marketing… Tuy nhiên, email marketing hiệu quả không chỉ nằm ở những bước đó, mà nằm ngay từ bước đầu tiên: thu thập email người dùng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng thu thập email là làm sao có một danh sách các email, từ đó gửi cho khách hàng. Tuy nhiên ngay từ bước thu thập này, doanh nghiệp đã có thể qualified và tạo dấu ấn đối với khách hàng.

Email không phải một thông tin cá nhân quá nhạy cảm như số điện thoại, tuy nhiên, rào cản khi thu thập email đó là gần như chỉ thu thập được trên online và thường cần có “ưu đãi” kèm theo thì mới thu thập được. Cách thức thu thập email là vô cùng phong phú. Doanh nghiệp có thể thu thập email khách hàng từ landing page, hoặc từ website của doanh nghiệp bằng cách yêu cầu khách hàng điền form đăng nhập / đăng ký, điền email để nhận voucher khuyến mãi / ebook / quà tặng. Việc nhập email để nhận voucher là cách làm phổ biến của các thương hiệu bán lẻ hiện nay. Khách hàng vui lòng nhập email để nhận mã giảm giá, còn thương hiệu có thêm một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả. Nếu những thông tin doanh nghiệp gửi cho khách hàng là hữu ích, khách hàng sẽ không unsubscribe mà sẽ tiếp tục nhận thông tin để xem các thông tin hữu ích. 

Thay vì tìm cách để lấy được email khách hàng, doanh nghiệp hãy để khách hàng tự nguyện đưa email và khiến khách hàng mong muốn nhận được email của doanh nghiệp. Việc chủ động nhập email để nhận email marketing được gọi là opt-in. Người dùng hiện nay nhận được vô số các email và khả năng email của doanh nghiệp bị vứt xó hoặc bị chôn vùi giữa hàng trăm email là chuyện như cơm bữa. Do đó, doanh nghiệp nên tìm cách để khách hàng mong muốn nhận được email, như thế khách hàng sẽ chủ động nhận biết mỗi khi có email của doanh nghiệp trong mailbox.

khuyến khích khách hàng để lại email bằng ưu đãi, voucher, discount...
Khuyến khích khách hàng để lại email bằng ưu đãi, voucher, discount…

Làm thế nào để làm được như vậy? Hãy thể hiện cho khách hàng thấy các nội dung từ doanh nghiệp là hữu ích và mang lại giá trị cho họ. Ví dụ với các doanh nghiệp bán lẻ, hãy cho khách hàng thấy rằng để lại email sẽ giúp họ nhận được ưu đãi, voucher, là người đầu tiên có thông tin về BST mới nhất. Với ngành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, khách hàng opt-in để nhận thông tin về bài viết, tư vấn chuyên môn trong việc chăm sóc da, chăm sóc sức khoẻ cho con cái hoặc gia đình. Với ngành media, khách hàng opt-in để nhận thông tin mới nhất. Với ngành tài chính, đặc biệt tài chính cá nhân, email marketing đi sâu vào phân tích cơ hội đầu tư, thị trường, know-how của quản lý tài chính cá nhân.

Mỗi lĩnh vực, mỗi doanh nghiệp đều có những nội dung cũng như những cách thức khác nhau để thu hút khách hàng của mình. Hãy đảm bảo rằng những nội dung đó mang lại giá trị cho khách hàng và giúp khách hàng hiểu thêm về lĩnh vực và mục tiêu của doanh nghiệp. 

2. Đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng

Để khách hàng tự nguyện nhận email là bước đầu trong việc đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng. Nếu khách hàng không chủ động đăng ký email của doanh nghiệp mà vẫn nhận được Email Marketing thì họ sẽ cảm thấy rằng các thông tin cá nhân của họ bị xâm phạm. Do đó, khả năng cao họ sẽ unsubscribe email hoặc tệ hơn là đánh dấu email là spam. Việc email bị đánh dấu spam sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng email của doanh nghiệp và làm giảm đáng kể hiệu quả email. 

Vì vậy, trong mọi bước thu thập email, doanh nghiệp nên đảm bảo có sự chấp thuận khách hàng, ví dụ như thêm các button xác nhận họ đồng ý nhận newsletter từ doanh nghiệp. 

đảm bảo có được sự đồng ý của khách hàng để gửi email
Luôn đảm bảo có được sự đồng ý của khách hàng để gửi email

Một điều cần nhớ nữa để đảm bảo quyền riêng tư của khách hàng là để khách hàng có thể dừng nhận email khi họ cảm thấy hết nhu cầu. Luôn để bút “Hủy đăng ký” (Unsubscribe) ở cuối email và hãy làm quy trình hủy đăng ký đơn giản nhất có thể.

Trong tiêu chuẩn chấm điểm spam của các hệ thống email server trên toàn cầu, việc email marketing không có nút Unsubscribe sẽ khiến email bị chấm điểm rủi ro và rất dễ bị đưa vào spam box của người nhận. 

Do vậy đừng mắc những sai lầm cơ bản khi gửi Email Marketing mà quên mất nút Unsubscribe. Đây là yếu tố kỹ thuật cần thiết và cơ bản mà email marketer cần nắm. 

Khách hàng hủy đăng ký email là một điều rất đáng tiếc, thế nhưng hãy để khách hàng rời bỏ kênh này nếu họ không còn thấy phù hợp với những email mà doanh nghiệp mang lại. Hủy đăng ký là thường xảy ra với Email Marketing, tuy nhiên nếu lượng khách hàng hủy đăng ký quá nhiều, doanh nghiệp nên xem xét lại chiến lược Email Marketing và cải thiện nó. 

3. Thống nhất về thiết kế

Thiết kế email cần phải thể hiện được đặc tính của thương hiệu. Trong bước đầu xây dựng template email, team Branding và team Design nên ngồi lại với nhau để thống nhất xây dựng email template như thế nào để phù hợp và thể hiện được cá tính của thương hiệu. Template email cần quy định rõ ràng về bố cục, màu sắc, font, font size, hình ảnh sử dụng. Đồng thời doanh nghiệp nên phân chia các loại email khác nhau như email newsletter, email webinar, email new collection, email khuyến mãi, etc. 

Việc lên template email sẽ tạo được dấu ấn với khách hàng, giúp khách hàng dễ nhận biết các email của doanh nghiệp, đồng thời giúp đội ngũ marketer giảm thời gian và công sức khi chạy các chiến dịch Email Marketing. 

Ví dụ, đối với một thương hiệu bán lẻ thời trang nam, Coolmate sử dụng một email template thống nhất, thể hiện phong cách tối giản của thương hiệu nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh được những ý nổi bật như giá cả, chính sách ưu đãi…

Email Template của Coolmate
Email Template của Coolmate

Hubspot là một nhà cung cấp giải pháp CRM lớn trên thế giới với tôn chỉ Inbound Marketing, mang lại giá trị cho khách hàng. Email temlate của Hubspot không thay đổi kể từ những ngày đầu thành lập. Tuy template email không quá hiện đại và bắt mắt nhưng thể hiện được sự nhất quán của thương hiệu và tính cách của thương hiệu: đơn giản, gần gũi, đi thẳng vào vấn đề, chú trọng mang lại các giá trị cho người sử dụng. 

Salmon Theory newsletter là một trong các newsletter nổi tiếng nhất trong giới marketing, chuyên viết về các ý tưởng marketing, advertising, branding, tạo cảm hứng cho nhiều marketer trên thế giới. Được thiết kế vô cùng đơn giản nhưng email của Salmon Theory luôn có đầy đủ các dấu ấn đặc trưng của thương hiệu, nhất quán từ hình ảnh đến nội dung. Nhắm tới người đọc là những người coi trọng nội dung, các email của Salmon đều gọn gàng, tối giản, nhiều text, nhằm truyền đạt các ý tưởng, giọng văn hài hước với những dòng suy tư miên man, hình ảnh thường là các meme hoặc hình minh họa hài hước, nhằm tạo cảm hứng cho người đọc. Đặc biệt, tiêu đề email (Subject) luôn có hình icon lát cá hồi, thể hiện đặc trưng thương hiệu của Salmon, khiến người nhận chỉ cần nhìn thấy tiêu đề là nhận biết được người gửi. Đây là một cách hay để gây ấn tượng với người nhận giữa một rừng email như hiện nay. 

Cuối cùng, hãy nhớ luôn highlight những thông tin cần thiết. Hãy khiến cho khách hàng biết mục đích của email là gì bằng cách viết nội dung ngắn gọn, đi kèm với các hình ảnh trực quan và quan trọng là nhấn mạnh CTA trong email. Nếu phải bỏ đi tất cả các thành phần trong email và chỉ được giữ lại thành phần quan trọng nhất thì thứ sẽ được giữ lại cuối cùng là CTA. Do đó, marketer hãy đảm bảo CTA đủ nổi bật, thu hút và kích thích khách hàng chuyển đổi. 

4. Phân phối email hiệu quả

Gửi email hàng loạt tại một thời điểm không phải là sự lựa chọn khôn ngoan nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận khách hàng qua kênh này. Việc gửi hàng loạt chỉ khiến doanh nghiệp mất thiện cảm với khách hàng đồng thời gia tăng khả năng email sẽ rơi vào hòm thư spam. Tần suất thích hợp nhất cho việc gửi email là từ 2-3 email mỗi tuần. Tần suất này có thể ít hơn đối với từng doanh nghiệp, tuy nhiên, nếu email là một trong các kênh tiếp cận quan trọng đối với doanh nghiệp thì đừng để tần suất quá dãn cách. Email Marketing bên cạnh việc truyền tải thông điệp còn là một cách để khách hàng nhớ tới doanh nghiệp, do đó, đừng để tên thương hiệu rơi vào quên lãng. 

Đồng thời, hãy phân phối email một cách nhất quán và lên lịch cho chiến dịch email. Ví dụ thứ 2 đầu tuần sẽ gửi những thông tin update mới nhất, cuối tuần là thời gian gửi các email về BST mới, thông tin giảm giá, khuyến mãi để kích thích khách mua hàng. Ghi chú lại các ngày lễ, các dịp đặc biệt để có chiến dịch Email Marketing phù hợp. 

Thời gian biểu kế hoạch Email Marketing cho doanh nghiệp
Thời gian biểu kế hoạch Email Marketing cho doanh nghiệp (Nguồn: PromoPrep)

Bên cạnh đó, hãy phân loại tệp khách hàng trước khi gửi để đảm bảo hiệu quả email được cao nhất. Không phải người nào cũng sử dụng email thường xuyên. Marketer nên nhận biết những khách hàng sử dụng email nhiều và nhắm vào tập đối tượng đó, thay vì gửi mass cho hàng loạt khách hàng có dữ liệu trong hệ thống. 

5. Đừng để email bị rơi vào spam

Email vào spam là nỗi ám ảnh của các marketer. Email vào spam làm ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của email (Email Reputation) nói riêng và email của doanh nghiệp nói chung, khiến khách hàng gần như không tiếp cận được email hoặc có tiếp cận được thì cũng sẽ đánh giá không tốt về email của thương hiệu. Các lí do email rơi vào spam bao gồm những điểm sau:

  • Thiết kế của email không đúng chuẩn HTML: email rất dễ rơi vào spam nếu tỉ lệ ảnh chữ không cân đối, ví dụ như chữ quá nhiều mà không có hình ảnh hoặc chỉ có ảnh mà không có chữ cũng đều khiến email bị đánh giá thấp và dễ rơi vào spam (Để nắm được chi tiết về tỉ lệ ảnh và chữ chuẩn HTML, anh chị vui lòng xem trong video bên dưới). Đồng thời doanh nghiệp không có link Hủy đăng ký (Unsubscribe) dưới email cũng rất dễ rơi vào spam cho vi phạm luật gửi thư điện tử.   
  • Gửi vào quá nhiều email hardbounce: email hardbounce là những email không tồn tại. Nếu doanh nghiệp gửi nhiều email vào các địa chỉ hardbounce thì sẽ bị coi là hành động spam và ảnh hưởng rất nặng tới danh tiếng email của doanh nghiệp. Với các engine gửi email chuẩn thế giới như MailGun hoặc AWS, nếu bounce rate chạm ngưỡng 5% sẽ bị khoá account gửi email. Ngoài ra hardbounce sẽ khiến IP và Domain reputation (uy tín của IP máy chủ gửi email và domain của doanh nghiệp) bị đưa vào black list và rất khó để khôi phục, thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại vĩnh viễn. Do đó, trước khi gửi email, doanh nghiệp cần lọc email hardbounce, đồng thời hạn chế email hardbounce bằng cách khuyến khích khách hàng để lại địa chỉ email đúng. 
  • Viết tiêu đề không đúng cách: tiêu đề (subject) là một thành phần quan trọng trong Email Marketing để tạo ấn tượng và kích thích khách hàng click vào email. Do đó, nhiều marketer đã lạm dụng viết hoa trong tiêu đề hoặc sử dụng những từ ngữ nhạy cảm (clickbait) để tạo sự chú ý cho khách hàng. Nhưng email có tiêu đề như vậy rất dễ bị đánh spam. 
  • Không xác thực địa chỉ email – Email Authentication: đây là cách để xác thực danh tính email của doanh nghiệp và bảo mật email khỏi bị giả mạo. Đây là bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm khi set up Email Marketing. Không xác thực email hoặc xác thực email không chính xác đều có thể khiến email doanh nghiệp đi thẳng vào hòm thư spam của khách hàng.  

Để hiểu rõ hơn về các lí do email rơi vào spam nêu trên và các giải pháp để hạn chế tình trạng này, doanh nghiệp tham khảo chi tiết trong video sau:

Tăng danh tiếng email là việc mà các doanh nghiệp và marketer hàng đầu thế giới vẫn đau đầu nghiên cứu để cải thiện hàng ngày. Thế nên đừng quá lo lắng khi email của doanh nghiệp chưa đạt đến những mức mong muốn. Hãy cải thiện chất lượng email dần dần và hãy nhớ rằng nội dung email mới chính là thứ quan trọng nhất để kích thích và giữ chân khách hàng. 

6. Đo lường và rút kinh nghiệm

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Marketer luôn phải nhớ theo dõi và đo lường hiệu quả chiến dịch marketing. Đo lường và lượng hóa các chiến dịch Email Marketing sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được chiến dịch nào hiệu quả, chiến dịch nào chưa hiệu quả, từ đó hiểu được hành vi, sở thích, nhu cầu của khách hàng, có thể cải thiện và nâng cấp các chiến dịch về sau thành công hơn. 

Báo cáo một chiến dịch Email Marketing có thể cho thấy nhiều điều về hành vi khách hàng
Báo cáo một chiến dịch Email Marketing có thể cho thấy nhiều điều về hành vi khách hàng

Để đo lường được các chiến dịch, doanh nghiệp sẽ cần đến sự trợ giúp của công nghệ. Hãy chọn những bên cung cấp giải pháp email marketing uy tín, trong đó cung cấp đầy đủ các chỉ số về open, click, CTR, CTOR, unsubcribe, spam… Email là owned channel, do đó doanh nghiệp có toàn quyền ghi nhận và lưu trữ các chỉ số đo lường và hành vi người dùng tương tác với kênh này. Email mang lại một lượng lớn insights cho doanh nghiệp, do đó hãy tận dụng nguồn dữ liệu này một cách hiệu quả. 

Tối ưu hóa hành trình khách hàng với công cụ Email Automation

Yếu tố quan trọng nhất tạo sự thành công của một chiến dịch Email Marketing là gửi đúng thông điệp đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm. Đó là lý do tại sao Email Marketing và Hành trình khách hàng – Customer Journey được coi là một cặp “đối tác hoàn hảo”. 

Dưới đây, Mobio sẽ mô tả về các “điểm mốc” chính trong hành trình của khách hàng và các loại chiến dịch email phù hợp với từng giai đoạn:

Bản đồ hành trình khách hàng trong Email Marketing
Bản đồ hành trình khách hàng trong Email Marketing

📩 Download Bản đồ hành trình khách hàng tại đây

Có thể thấy rằng, trong email có thể đồng hành xuyên suốt hành trình khách hàng, từ khi khách hàng ghé thăm website cho đến khi họ thực hiện mua hàng lần đầu và những lần sau đó. Để hành trình này diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp sẽ cần đến một bản đồ hành trình khách hàng đầu cuối và một công cụ Email Marketing giúp tự động hóa các khâu trong hành trình, gửi các thông điệp phù hợp mỗi khi khách hàng đến một điểm chạm cụ thể. 

Mobio nền tảng công nghệ MarTech chuyên phục vụ các doanh nghiệp và tập đoàn lớn. Email Marketing là một trong những kênh tiếp cận yêu thích của các doanh nghiệp khách hàng tại Mobio. Trong 5 năm phát triển, Mobio đã tư vấn và triển khai email marketing cho nhiều doanh nghiệp lớn, với số lượng thông điệp lên đến hàng trăm triệu mỗi tháng, mang tính cá nhân hóa và tương tác khách hàng cao. 

Xây dựng chiến lược Email Marketing là một bài toán dài hơi cho doanh nghiệp và sẽ mang lại những kết quả đáng kể nếu doanh nghiệp sử dụng đúng cách. Hi vọng những chia sẻ đến từ kinh nghiệm thực tế của Mobio nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp trong việc bắt đầu xây dựng chiến lược Email Marketing hoặc cải thiện hiệu quả hoạt động các chiến dịch hiện tại.

Để tìm hiểu về giải pháp MarTech và Email Marketing của Mobio, doanh nghiệp có thể book lịch để xem demo trực tiếp hoặc gửi email request vào địa chỉ sales@mobio.io.

demo email builder mobio

Ebook

Data intergration in banking service industry

CDP is the heart of our products. As a tech consulting company, we know that data is treasure to build customer journey and leading business decisions along the way.

Customer Success Team
Customer Success Team có vai trò giúp khách hàng cảm thấy hài lòng và tận dụng được tối đa chức năng sản phẩm của Mobio. Đây là team nắm rõ luồng vận hành hệ thống và cách sử dụng phần mềm một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với team tại cs@mobio.io.
Back to Top